Nơi chia sẻ những tác dụng của cà phê tới sức khỏe con người

Thứ Ba, 14 tháng 6, 2016

Cà phê Cầu Đất- Đà Lạt vinh dự được Starbucks sử dụng

Không có nhận xét nào :
Sau vài tháng ra mắt cà phê Starbucks Reserve® tại một số cửa hàng chọn lọc ở Mỹ và vài nước khác, Starbucks sẽ chính thức bán sản phẩm cà phê Arabica Đà Lạt tại Việt Nam kể từ ngày 4/1/2016 với giá hơn 50USD/kg. Lần đầu tiên trong lịch sử, cà phê Việt được đưa vào sử dụng trong chuỗi cửa hàng cà phê nổi tiếng khắp thế giới này.


Thương hiệu cà phê Starbucks Việt Nam ra mắt sản phẩm Starbucks Reserve® Việt Nam Đà Lạt. Đây chính là sản phẩm cà phê Arabica được trồng tại Cầu Đất, Đà Lạt mà Starbucks thu mua. Loại cà phê Arabica Cầu Đất, Đà Lạt có hương vị rất ngon với vị chua nhẹ, vị hạt cây Kola, kẹo bơ cứng và vanilla.
Cà phê Starbucks Reserve® Việt Nam Đà Lạt có thể đươc pha qua các phương pháp sử dụng máy espresso, cà phê nấu (brewed) hay pha cà phê bằng cách ngâm trong nước lạnh (cold brew).

Sự khởi đầu tuyệt vời

Lần đầu tiên trong lịch sử, cà phê Việt Nam được đưa vào sử dụng trong chuỗi cửa hàng cà phê nổi tiếng khắp thế giới Starbucks, điều này thực sự đã đánh dấu một bước ngoặt trong sự phát triển chung của ngành cà phê Việt Nam. Mặc dù Việt Nam vẫn luôn là nước đứng đầu trên thế giới về xuất khẩu cà phê Robusta, và đứng thứ hai về tổng sản lượng cà phê xuất khẩu nhưng việc Starbucks chọn sử dụng loại cà phê Arabica Đà Lạt cho thấy hãng này đã có sự nghiên cứu chọn lọc và đánh giá cao hương vị cao nguyên này.
“Tôi rất vui được bắt đầu năm mới với việc giới thiệu hạt cà phê Đà Lạt ra thế giới. Các đối tác luôn hỏi tôi khi nào Starbucks bán cà phê Việt Nam và tôi luôn biết ngày này sẽ tới. Đây là sản phẩm cà phê từ vùng Cầu Đất – Đà Lạt mà công ty đã làm việc 7 năm qua với các nông dân và các nhà phân phối để đến hôm nay đưa ra thị trường Việt Nam”, bà Patricia Marques, Tổng giám đốc Starbucks Việt Nam, phát biểu với các nhà báo chiều 3-1.
“Trước đó, sản phẩm cà phê này đã bán tại một số cửa hàng Starbucks chọn lọc tại Mỹ và một số nước vào tháng 7-2014. Tuy nhiên nó chỉ được bán tại một số cửa hàng có phân khúc cao cấp và khách hàng là những người sành cà phê. Riêng Việt Nam là quê hương của nó và là nơi chúng tôi chọn ngày đầu năm mới để giới thiệu nó với niềm hứng khởi mới”, bà Patricia Marques nói thêm.

Nhãn hiệu Starbucks Reserve® Việt Nam Đà Lạt

“Starbucks Reserve® Việt Nam Đà Lạt làm rạng danh truyền thống và di sản cà phê giàu có của Việt Nam, cũng như các hộ nông dân tại địa phương, những người đã đưa cà phê thượng hạng Arabica ra thị trường toàn cầu”, bà Patricia Marques, Tổng giám đốc Starbucks Việt Nam cho hay.
Bao bì của Starbucks Reserve® Việt Nam Đà Lạt được lấy cảm hứng từ khoảng cách gần gũi giữa những nông trại và thành phố Đà Lạt. Kiến trúc theo trường phái French Art Deco của thành phố được phản ánh thông qua những hình dạng hình học đậm nét của mẫu thiết kế. Hoa văn vàng đại diện cho lớp sương mù luôn che phủ thành phố và những cánh rừng thông bao quanh.
Và điều đặc biệt từ Starbuck là với mỗi ly cà phê Starbucks Reserve® Việt Nam Đà Lạt được bán ra, Starbucks sẽ trích 10.000 đồng để đóng góp cho các bé tại quỹ bảo trợ trẻ em Christina Children’s Foundation.

Dạo quanh thế giới và đến…Việt Nam

Starbucks Reserve® Việt Nam Đà Lạt được ra mắt lần đầu tiên vào tháng 7/2015 tại một số cửa hàng chọn lọc tại Mỹ và vài nước khác. Tại Việt Nam, loại cà phê này bắt đầu phục vụ khách hàng tại các cửa hàng starbucks ở Hà Nội và TP.HCM từ ngày 4/1/2016.
Tại sự kiện này, thương hiệu cà phê Starbucks sẽ mời tất cả khách hàng đến cửa hàng một ly cà phê Việt Nam Đà Lạt từ 7h – 10h sáng. (Hình như là có điều kiện mua kèm 1 sản phẩm thì phải).
Ra đời vào năm 1971, trải qua hơn 4 thập kỷ, hãng cà phê Mỹ đã có tổng cộng 21.536 cửa hàng trên 65 quốc gia, trong đó hơn 1 nửa nằm tại đất mẹ Hoa Kỳ, 1.716 cửa hàng tại Trung Quốc, 1.330 trên đất hàng xóm Canada, 1.079 cửa hàng ở Nhật và 808 tại Anh. Năm 2013, Starbucks lần đầu tiên tấn công Việt Nam, đưa nhãn hiệu nổi tiếng này đến với giới trẻ Việt.
Có 150 hộ nông dân Cầu Đất với sự hợp tác của các chuyên gia Starbucks đã trồng cà phê theo các tiêu chí khắt khe của hãng có tên C.A.F.E (Coffee And Farmer Equity), ví dụ như mỗi gia đình chỉ được trồng không quá 3 hécta và phải thu hái cà phê bằng tay… Tất cả hạt cà phê mua từ nông dân Đà Lạt được đem về một nơi duy nhất là nhà máy rang xay đóng gói ở Seattle (Mỹ), và từ đây vòng lại ra chuỗi hơn 21.500 cửa hàng ở 56 quốc gia trên toàn thế giới.
Trả lời câu hỏi: “Là người làm việc trong ngành kinh doanh cà phê nhiều năm, bà nghĩ gì về cơ hội và thách thức của ngành cà phê Việt Nam sau việc được tham gia vào chuỗi phân phối toàn cầu của Starbucks?”.
CEO Starbucks Việt Nam – Bà Patricia Marques nói: “Việt Nam từ xưa đến nay trồng cà phê Robusta rất nhiều nhưng Arabica thì chưa có nhiều. Sự ra mắt cà phê Đà Lạt đánh dấu mốc quan trọng không chỉ với Starbucks mà cả với thương hiệu cà phê Việt Nam. Thực tế số lượng cà phê Đà Lạt chúng tôi thu mua được còn rất ít, mới đủ để cung cấp 4 tháng bán hàng tại Việt Nam và 2 tháng trên thế giới. Chúng tôi kỳ vọng đem cà phê Việt Nam đến nhiều nơi hơn nữa trên thế giới”.
(TBKTSG Online) – Cà phê Starbucks Reserve® trồng tại Cầu Đất, TP. Đà Lạt từ ngày mai 4-1 được bán tại các cửa hàng của Starbucks tại Việt Nam và là sản phẩm cà phê Việt Nam lần đầu tiên được bán ra toàn cầu qua các cửa hàng của hãng cà phê danh tiếng này.
“Tôi rất vui được bắt đầu năm mới với việc giới thiệu hạt cà phê Đà Lạt ra thế giới. Các đối tác luôn hỏi tôi khi nào Starbucks bán cà phê Việt Nam và tôi luôn biết ngày này sẽ tới. Đây là sản phẩm cà phê từ vùng Cầu Đất – Đà Lạt mà công ty đã làm việc 7 năm qua với các nông dân và các nhà phân phối để đến hôm nay đưa ra thị trường Việt Nam”, bà Patricia Marques, Tổng giám đốc Starbucks Việt Nam, phát biểu với các nhà báo chiều 3-1.
“Trước đó, sản phẩm cà phê này đã bán tại một số cửa hàng Starbucks chọn lọc tại Mỹ và một số nước vào tháng 7-2014. Tuy nhiên nó chỉ được bán tại một số cửa hàng có phân khúc cao cấp và khách hàng là những người sành cà phê. Riêng Việt Nam là quê hương của nó và là nơi chúng tôi chọn ngày đầu năm mới để giới thiệu nó với niềm hứng khởi mới”, bà Patricia Marques nói thêm.
Loại cà phê này rất ngon với vị chua nhẹ, vị hạt cây Kola, kẹo bơ cứng và vanilla, được pha qua các phương pháp sử dụng máy espresso, cà phê nấu (brewed) hay bằng cách ngâm trong nước lạnh, theo chuyên gia pha cà phê của công ty. Công ty cho biết nhiều khách hàng và đối tác của công ty trên toàn cầu đã thể hiện sự hứng thú với loại cà phê này.
Đáng chú ý, Starbucks Reserve® là cà phê Arabica, không phải là cà phê Robusta mà Việt Nam được biết đến như nước xuất khẩu thô lớn thứ 2 trên toàn cầu. Tổng giám đốc Starbucks Việt Nam chia sẻ rằng sự kiện này làm rạng danh truyền thống và di sản cà phê giàu có của Việt Nam, cũng như các hộ nông dân Việt Nam, những người đã đưa cà phê thượng hạng Arabica ra thị trường toàn cầu.
Từ năm 1971, Công ty Starbucks Coffee đã tìm nguồn cung ứng uy tín loại cà phê Arabica chất lượng cao nhất ra thế giới. Cà phê Đà Lạt là hạt cà phê Arabica thứ 7 trên toàn cầu được hãng chọn để thu mua và phân phối, sau 6 quốc gia khác là Indonesia, Kenya, Rwanda, Brazil, Colombia và Guatemala.
Có 150 hộ nông dân Cầu Đất với sự hợp tác của các chuyên gia Starbucks đã trồng cà phê theo các tiêu chí khắt khe của hãng có tên C.A.F.E (Coffee And Farmer Equity), ví dụ như mỗi gia đình chỉ được trồng không quá 3 hécta và phải thu hái cà phê bằng tay… Tất cả hạt cà phê mua từ nông dân Đà Lạt được đem về một nơi duy nhất là nhà máy rang xay đóng gói ở Seattle (Mỹ), và từ đây vòng lại ra chuỗi hơn 21.500 cửa hàng ở 56 quốc gia trên toàn thế giới.
Nguồn: mayphacafe.vn

Không có nhận xét nào :